Danh dự là yếu tố quan trọng quyết định nên phẩm chất của con người không phụ thuộc vào người khác, danh dự đó là nằm trong nội tâm của mỗi con người. Bộc lộ cho thấy đạo đức nhân cách, lý tưởng sống cao đẹp luôn được người đời kính trọng quan hơn trọng hơn tất cả thứ khác kể cả vật chất phù du thể hiện rõ nhất qua câu tục ngữ “Tốt danh còn hơn lành áo”
Trước hết câu tục ngữ được bao trùm qua hai lớp nghĩa sâu sắc. Ở vế thứ nhất “Tốt danh” được hiểu là người có danh thơm tiếng tốt , tô đậm ở giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp được người đời trân trọng,kính nể, khen ngợi cho là người tốt. Còn câu ” lành áo” thì được hiểu theo nghĩa vật chất bao bọc bên ngoài dùng để mặc hoặc trang trí là quần áo tươm tất, sạch sẽ hình thức bên ngoài.
Đang xem: Giải Thích Câu Tục Ngữ “ Tốt … Hơn Lành Áo ' Là Gì?
Nhưng ở câu thơ trên nếu ta đạt được cả hai yếu tố trên là điều tốt nhất. Nhưng nếu để đem đi so sánh giữa “áo lành” thể hiện cuộc sống vật chất đầy đủ, với danh dự cái nào quan trọng hơn đó là danh tốt thì cái danh tốt bao giờ cũng nặng hơn. Được hiểu nếu ta có “áo lành”, sạch sẽ tươm tất không có nhân cách tâm hồn, được danh tiếng tốt thì cũng không được người đời trân trọng.
Để hiểu hơn về ý nghĩa của câu tục ngữ này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nghĩa của các từ trong câu đó như thế nào. “Danh”: Danh dự, sự coi trọng của dư luận xã hội đối với một con người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp của người đó. “Áo”: Sản phẩm vật chất được dùng để bao bọc, trang trí bên ngoài…hình ảnh tượng trưng để nói đến sự giản dị, vật chất, hình thức bên ngoài. Ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ đạo đức, danh dự là những giá trị tinh thần đáng quý trọng hơn mọi thứ của cải vật chất. Con người cần quan tâm, chăm sóc, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn danh dự hơn là mải mê chạy theo tiền bạc và những hình thức hào nhoáng bên ngoài.
Biểu hiện: trong cuộc sống có người coi trọng danh dự hơn cả của cải, vật chất, thậm chí sẵn sàng chọn cái chết để bảo toàn danh dự. Một số dẫn chứng: qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của dân tộc ta, có biết bao tấm gương anh dũng đã hi sinh để giữ gìn khí tiết của người anh hùng cách mạng…
Mặt trái: ngược lại có thể vì quyền lợi vật chất mà cam tâm bán rẻ danh dự của bản thân, chà đạp lên danh dự, giá trị của bản thân ( nhà sản xuất vì quyền lợi của bản thân, bọn tham quan vì mải mê vơ vét của cải vật chất mà đánh mất lương tâm, một số cầu thủ bóng đá trẻ Việt Nam vì hám tiền mà bán rẻ danh dự, màu cờ sắc áo.
Câu tục ngữ đối với cuộc sống hiện nay đã làm thức tỉnh mọi người, con người phải biết quý trọng những giá trị tinh thần, phải biết coi trọng danh dự, thể hiện rõ nhận thức, thái độ, hành động của bản thân, thấm thía lời răn dạy của ông cha ta.
Giải thích câu tục ngữ: Tốt danh hơn lành áo
“Tốt danh hơn lành áo”: Tốt danh là có danh thơm tiếng tốt. Có danh tiếng tốt mà lại có quần áo tốt nữa thì nhất rồi. Nhưng nếu đem cái áo lành và cái danh tốt bắc lên cân, thì cái danh tốt bao giờ cũng nặng hơn. Vì danh thơm tiếng tốt có thể che mờ cả quần áo rách vá, chớ quần áo tốt đẹp khi nào lại tạo nên được danh thơm tiếng tốt?Câu này ngụ ý khuyên người ta nên chú trọng đến cách làm ăn cư xử sao cho lưu danh thơm tiếng tốt ở đời, chớ không nên chú trọng vào sự ăn mặc tốt mã.
Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Mỹ Thuật Tp Hcm 2021 Chính Xác, Điểm Chuẩn Đại Học Mỹ Thuật Tphcm 2021 Chính Xác
Câu này nghĩa tương tự câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Ý nói trong cuộc sống nên cân nhắc làm những việc tốt, hữu ích cho mọi người, không nên chạy theo vật chất hay sống hình thức, giả tạo. Vì một việc tốt, một người đạo đức, tốt bụng (dù nghèo khổ hay xấu xí) vẫn luôn được đánh giá cao, được nhiều người quý mến, trân trọng. Thêm vào đó khuyên mọi người nên sống ngay thẳng, giữ gìn danh dự, phẩm chất tốt, đừng làm việc gây tiếng xấu, ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của mình, làm người khác nhìn vào và đánh giá không tốt, phải mang tiếng xấu…
Câu tục ngữ trên mang lại cho ta khuyên nhủ ta khi đang sống trong cuộc sống hiện đại mà luôn đề danh dự, giá trị tinh thần, tâm hồn cao đẹp thông qua cách ứng xử, thái độ, hành động bản thân trong cách nhận thức sâu sắc để người đời trân trọng ngưỡng mộ.