LỊCH SỬ TIỀN TỆ VIỆT NAM & 6 LẦN ĐỔI TIỀN
Lần thứ ba:2/1959- 10/1960: Cuộc đổi tiền lần này được đánh giá là “ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951 là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ. Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồng NGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1,2 USD.Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ VNCH.
Đang xem: đồng tiền việt nam qua các thời kỳ
500 ĐỒNG tiền của VNCH= 1 đồng của tiền giải phóng
đồng tiền này, mệnh giá lớn nhất của ngân hàng VNCH chỉ đổi được 2 đồng tiền giải phóng.
Ngày 6 tháng 6 năm 1975, Chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN đã ra nghị định số 04/PCT – 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống đốc và thông qua danh nghĩa để thừa kế vai trò hội viên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cũ của Việt Nam Cộng hòa này trong các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, ADB, WB.
Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và Trung Ương đảng lao động Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là “Tiền Ngân hàng Việt Nam” (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ cũ và tương đương với 1 USD.
Cũng chiếu theo đó đến ngày 22 tháng 9 năm 1975 thì tiền VNCH mệnh giá trên 50 đồng bị cấm lưu hành và phải đổi sang tiền mới. Tin này được loan trên đài phát thanh lúc 4 giờ sáng ngày 21 tháng 9 quy định người dân phải về nhà trước 11 giờ đêm để đợi thông báo quan trọng. Lúc 2 giờ sáng ngày 22 tháng 9 tin loan về quy định đổi tiền nhưng kéo dài thời gian giới nghiêm, thay vì chấm dứt lúc 5 giờ sáng để dân chúng đi lại được thì sẽ chấm dứt lúc 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền chấm dứt lúc 11 giờ đêm ngày 22 tháng 9 nên người dân chỉ có 12 giờ đồng hồ để thi hành.
– Từ Quảng Nam, Đà Nẵng vào nam thì hối suất là 500 đ VNCH = 1 đ tiền CHMNVN.
– Từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc thì hối suất là 1000 đ VNCH = 3 đ tiền CHMNVN.
Mỗi gia đình được đổi 100.000 đồng VNCH ra thành 200 đồng CHMNVN để tiêu dùng thường nhật (300 đồng ở Thừa Thiên). Tiểu thương có thể đổi thêm 100.000 đồng nữa. Những xưởng lớn thì hạn là 500.000 đồng. Số tiền còn lại, tối đa là 100.000 cho một gia đình và 1.000.000 đồng cho công xưởng thì phải ký thác vào ngân hàng. Trương mục sau đó bị khóa đến đầu năm 1976 mới cho phép rút 30 đồng Cộng Hoà miền nam Việt Nam mỗi tháng.
Tuy nhiên đến tháng 12 năm 1976 thì lại khóa trương mục và dân chúng không được rút tiền nữa.
Xem thêm: Những Sản Phẩm Độc Đáo Nhất Thế Giới Hiện Nay, Top 10 Sản Phẩm Công Nghệ Độc Đáo Nhất Thế Giới
Tiền mới có mệnh giá: 10 xu, 20 xu, 50 xu và 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 50 đồng.
Tỉ lệ hối đoái:1 USD = 1,51 đ CHMNVN (Cộng Hoà miền nam Việt Nam)1 USD = 2,90 đ NHVN. (Ngân hàng Việt Nam)
Dân quê được phép đổi theo ngạch sau:100 đồng cho mỗi hộ 2 người (50 đồng mỗi người)Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.
Ảnh: Một bàn đổi tiền ở Hà Nội
Ad DTT
1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ)
Ảnh: 10 đồng Ngân hàng Quốc Gia.
Chuyện lạ về “Giấy bạc Cụ Hồ”: Dù rách nát, “Còn cái râu Cụ Hồ là còn tiêu”.
1. Mỗi địa phương có một loại “Giấy bạc Việt Nam”
Năm 1946 Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh phát hành tiền tài chính thường có hàng chữ “Giấy bạc Việt Nam”, quốc hiệu nước VNDCCH và chân dung Bác (thường có hàng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”) mang những hình ảnh chống giặc dốt, chống giặc đói, chống ngoại xâm, liên minh công – nông – binh…. Trên tờ giấy bạc, ngoài chữ Việt và chữ Hán, thỉnh thoảng còn có thêm chữ Miên – Lào với chữ ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính là Lê Văn Hiến hoặc Phạm Văn Đồng và chữ ký của Giám đốc Ngân khố TƯ cùng hàng chữ “Theo sắc lệnh của Chính phủ Việt Nam, kẻ nào làm giả hoặc có hành đồng phá hoại tờ giấy bạc của Chính phủ, sẽ bị trừng trị theo quân pháp”.Tiền giấy gồm các loại 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng và 100 đồng. Riêng tiền 5 đ, 20đ và 100đ, có nhiều loại khác nhau do in ở các vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Giấy bạc Việt Nam tuy kỹ thuật in thô sơ, chất liệu xấu nhưng vẫn được nhân dân hoan nghênh đón tiếp, đem tiền Ngân hàng Đông Dương đến đổi với tỉ giá 1:1, nhiều tờ giấy đã rách nát nhưng dân chúng vẫn truyền nhau “Còn cái râu Cụ Hồ là còn tiêu”.
Về tiền đúc thì có 20 xu, 5 hào, 1 đồng và 2 đồng: xưởng dập tiền đồng được thành lập tại Văn Thánh (Huế) còn ở Hà Nội thì cơ sở dập tiền nhôm dưới nhà bát giác của Bảo tàng Lịch sử (Bác cổ).
2. Đồng tiền cấp tỉnh
Trước đó, ngày 23.9.1945, Nam Bộ kháng chiến, vì chưa có tiền riêng để sử dụng, Uỷ ban Hành chánh Cách mạng các tỉnh ở miền Nam như Biên Hoà, Long Xuyên, Châu Đốc, Tiền Giang, Bến Tre, Chợ Lớn, Long Phước, Rạch Giá, Hà Tiên… đã dùng tiền giấy của Ngân hàng Đông Dương nhưng đóng dấu đỏ thị thực của vùng cách mạng quản lý để sử dụng. Những tờ giấy bạc có đóng dấu cách mạng này rất có giá trị lịch sử!
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, tiền tài chính đã lưu hành rộng rãi khắp các miền đất nước nên ngày 15.5.1947 có sắc lệnh số 48.SL cho phép phát hành trên toàn cõi Việt Nam những giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng và 500 đồng. Tuy nhiên, chiến sự khắp nơi làm việc liên lạc giữa các địa phương và Trung ương gặp nhiều trở ngại nên…
Ở Trung bộ (Liên khu 5) theo sắc lệnh số 231, ngày 18.7.1947 cho phép phát hành các loại tín phiếu ghi quốc hiệu VNDCCH và hình ảnh Bác Hồ nhưng có hai chữ ký: Phạm Văn Đồng ký “Đại diện Chính phủ TƯ” và một chữ ký của “Đại diện Uỷ ban Hành chánh Trung bộ”, gồm các loại 1đ, 5đ, 20đ, 50đ, 100đ, 500đ và 1.000đ với hình thức tương tự Giấy bạc Việt Nam nhưng được thay bằng chữ “Tín phiếu”.
3. 31 cuộc họp về tài chính ngay sau ngày lập nước
Sau ngày lập nước, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Việt Nam DCCH non trẻ đời rất lớn, nhưng chính phủ cách mạng không chiếm được Ngân hàng Đông Dương mà chỉ tiếp quản Ngân khố TƯ lúc đó còn vỏn vẹn có 1,25 triệu piastre, trong đó có 580.000 đồng là tiền hào rách nát chờ hủy! Để khắc phục khó khăn, ngày 4.9.1945, Chính phủ ra sắc lệnh “Tổ chức Quỹ Độc lập” vận động nhân dân đóng góp. Tuần lễ vàng từ ngày 17 – 24.9.1945 đã thu được 20 triệu đồng. Hội đồng Chính phủ dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều phiên họp… chỉ kể từ 20.9 đến 31.12.1945 đã họp 78 lần trong đó có 31 lần bàn về tài chính.
Ảnh là tờ “giấy năm đồng” tiền “Giấy bạc Cụ Hồ”(Admin Lịch sử Việt Nam qua ảnh tổng hợp từ báo Đất Việt)